Tìm giải pháp sử dụng hiệu quả vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi
Tham dự có đại diện lãnh đạo Sở NN-PTNT; cán bộ nông nghiệp, thú y ở cấp huyện; các tập đoàn, doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi, cửa hàng kinh doanh thuốc thú y trên địa bàn tỉnh.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Đức Côn (ngồi giữa) điều hành phiên thảo luận tại hội thảo
Hiện nay, dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang diễn biến phức tạp. Dịch bệnh xảy ra 13/15 huyện, thị xã, thành phố, với tổng số lượng mắc bệnh và tiêu hủy là 4.380 con, trong đó có nhiều ổ dịch chưa qua 21 ngày. Đây là những mối lo ngại tiềm ẩn nguy cơ mầm bệnh xâm nhập, phát sinh và lây lan dịch trên địa bàn tỉnh. Do đó, triển khai sử dụng vắc-xin dịch tả lợn châu Phi là giải pháp cấp thiết để phòng bệnh hiệu quả.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Tại hội thảo, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã giới thiệu dòng vắc-xin AVAC ASF LIVE phòng dịch tả lợn châu Phi do đơn vị sản xuất.
Đây là loại vắc-xin tiêm 1 liều miễn dịch kéo dài trên 5 tháng, phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi cho lợn thịt từ 4 tuần tuổi trở lên. Sau khi tiêm 2 – 4 tuần, đàn lợn có khả năng miễn dịch với virus dịch tả.
Đến nay, vắc-xin đã được cấp phép lưu hành toàn quốc và đã tiêm tại hơn 30 tỉnh, thành phố. Tại Đắk Lắk, một số chủ hộ chăn nuôi đã tiến hành tiêm vắc-xin trên đàn heo và cho hiệu quả cao.
Đại diện Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Pắc phát biểu ý kiến
Được biết, bệnh dịch tả lợn châu Phi (ASF) lần đầu tiên xuất hiện tại châu Phi vào năm 1921, sau đó nhanh chóng lan rộng và gây thiệt hại nặng nền cho ngành chăn nuôi lợn toàn cầu. Việc phát triển vắc-xin AVAC ASF LIVE là bước tiến quan trọng và được toàn thế giới quan tâm. Sau gần 3 năm nghiên cứu và phát triển vắc-xin, trải qua quá trình đánh giá kiểm nghiệm, thử nghiệm khắt khe, Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam đã sản xuất thành công, thương mại hóa sản phẩm vắc-xin dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE.
Tại hội thảo, các đại biểu đã có nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề sử dụng vắc-xin như thế nào mang lại hiệu quả tốt nhất, đặc biệt là trên đàn lợn nái, ở vùng đang có dịch; đơn vị sản xuất nên đưa vào tờ rơi các khuyến cáo cụ thể khi sử dụng vắc-xin để người dân nắm rõ; đề nghị đơn vị sản xuất cung cấp địa chỉ bán vắc-xin uy tín tại các địa phương; chính sách hỗ trợ vắc-xin cho người chăn nuôi; Sở NN-PTNT cần tham mưu cho UBND tỉnh ra văn bản triển khai, hướng dẫn sử dụng loại vắc-xin này…
Đại biểu tìm hiểu về vắc-xin AVAC ASF LIVE
Phát biểu tại hội thảo, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Vũ Đức Côn cho rằng, mầm bệnh đã và đang lưu tồn trên đàn lợn từ năm 2019 đến nay, tuy nhiên việc chăn nuôi cũng như giao thương, buôn bán lợn còn nhiều bất cập nên nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn luôn thường trực. Thông qua hội thảo sẽ giúp các cơ quan chuyên môn, địa phương, cơ sở và hộ chăn nuôi tìm giải pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi bằng vắc-xin một cách hiệu quả nhất.
Theo : Minh Thuận https://baodaklak.vn
- Đẩy mạnh tiêm vacxin dịch tả lợn Châu Phi ngay từ đầu 2024
- Hội thảo giải pháp sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi
- Hội thảo chuyên đề “Giải pháp hiệu quả phòng, chống bệnh dịch tả heo Châu Phi”
- Việt Nam luôn chia sẻ thông tin về vacxin ASF với WOAH và FAO
- Lào Cai chủ động phòng dịch tả lợn châu Phi từ xa, từ sớm
- Yên Bái triển khai tiêm vacxin phòng dịch tả lợn Châu Phi
- Tọa đàm về dịch tả lợn châu phi và vắc xin AVAC ASF LIVE tại Hồ Tràm
- HỘI THẢO ONLINE: VẮC XIN AVAC ASF LIVE - GIẢI PHÁP HIỆU QUẢ PHÒNG BỆNH DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI
- Triển khai giải pháp sử dụng vắc-xin phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi
- AVAC ASF LIVE - ‘lá chắn thép’ cứu đàn lợn