FAO và Philippines: Khảo sát hiệu quả vaccine dịch tả lợn châu Phi trên lợn nái tại Việt Nam
Đoàn chuyên gia tham quan trại lợn nhà anh Hoàng Văn Chuyển, xã Liên Mạc, huyện Mê Linh, Hà Nội
Dù ban đầu còn nhiều nghi ngại, gia đình anh Hoàng Văn Chuyển ở xã Liên Mạc đã quyết định tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi của công ty AVAC cho toàn bộ đàn lợn hơn 400 con (bao gồm hơn 300 lợn thịt, 20 lợn nái và đàn lợn con theo mẹ). Quyết định táo bạo này đã giúp gia đình anh không chỉ bảo vệ được đàn lợn mà còn mang lại lợi nhuận đáng kể.
Chị Tạ Thị Tân, vợ anh Chuyển, chia sẻ: “Ban đầu, chúng tôi rất lo lắng vì nghe nhiều thông tin không tích cực về vaccine AVAC ASF LIVE. Nhiều người xung quanh bàn tán rằng dù có tiêm vaccine, lợn vẫn có thể chết và mắc dịch tả lợn châu Phi. Tuy nhiên, khi chứng kiến dịch bệnh lan tràn xung quanh, chúng tôi quyết định liều một phen. Thật may mắn, sau khi tiêm phòng, đàn lợn của gia đình vẫn khỏe mạnh và phát triển tốt”.
Nhờ quyết định sáng suốt đó, gia đình anh Chuyển và chị Tân đã thu về hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, trong khi nhiều hộ chăn nuôi khác trong khu vực phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. Chị Tân chia sẻ: “Ban đầu, sau khi chúng tôi tiêm vaccine này, nhiều người còn tránh xa nhà tôi vì lo ngại lây bệnh. Nhưng khi thấy đàn lợn của gia đình vẫn khỏe mạnh, mọi người bắt đầu tin tưởng và tìm đến để hỏi thông tin cũng như tiêm phòng. Đến nay, đàn lợn của họ vẫn phát triển tốt và chưa có dấu hiệu tái nhiễm dịch tả lợn châu Phi”.
Anh Trần Văn Cường, một hộ chăn nuôi khác tại xã Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội, chia sẻ: “Trước đây, tôi có 15 con nái, nhưng do dịch tả lợn châu Phi, chỉ còn lại 5 con. Thấy hàng xóm tiêm vaccine AVAC ASF LIVE, tôi cũng xin về để tiêm cho đàn lợn của mình. Kể từ đó, không còn con nào chết, tôi yên tâm tiếp tục nuôi. Hiện tại, tôi đã khôi phục lại đàn nái lên 15 con. Tôi vẫn dám liều tiêm cho những con nái đang mang thai và thấy chúng vẫn an toàn, phát triển khỏe mạnh, không bị lây nhiễm. Nếu không có vaccine này, tôi chắc chắn sẽ không dám nuôi”.
Sau khi tham quan thực tế và tìm hiểu kinh nghiệm phòng chống dịch tả lợn châu Phi từ các trang trại đã áp dụng vắc xin cho lợn nái và lợn thịt tại hai huyện Mỹ Đức và Mê Linh, Hà Nội, ông Contante Palabrica, đại diện Bộ Nông nghiệp Philippines, cho biết, mục đích của chuyến khảo sát lần này là xác định khả năng sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE trên lợn nái. Chính phủ Philippines đã đặt hàng 500.000 liều vắc xin cho lợn thịt theo quy trình kiểm soát. Tuy nhiên, việc tiêm vắc xin cho lợn nái cũng được coi là rất quan trọng. Do đó, Philippines mong muốn tiến hành khảo sát và đánh giá việc sử dụng vắc xin này trên lợn nái tại các hộ chăn nuôi ở Việt Nam nhằm đưa ra những quyết định phù hợp.
Theo ông Contante Palabrica, trước tiên, đoàn khảo sát sẽ căn cứ vào dữ liệu từ nhà sản xuất AVAC để đánh giá mức độ an toàn của vaccine trên đàn lợn nái. Tiếp theo, họ sẽ tiến hành thử nghiệm thực tế trên lợn nái tại Philippines. Sau khi có kết quả, Bộ Nông nghiệp sẽ trình bày các đề xuất lên Chính phủ ban hành việc phê duyệt sử dụng vaccine này trên đàn lợn nái và không qua kiểm soát của Chính phủ như hiện tại.
“Chúng tôi rất hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ sớm phê duyệt sản phẩm vaccine này cho lợn nái, điều này sẽ làm cơ sở vững chắc cho chúng tôi trong việc phê duyệt vắc xin tương tự tại Philippines”, ông Contante Palabrica bày tỏ.
Có thể thấy, thành công của mô hình tiêm phòng vaccine dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam đã mở ra những triển vọng mới cho công tác phòng chống dịch bệnh tại Philippines và các quốc gia trong khu vực. Kết quả khảo sát tại các địa phương đã minh chứng rõ ràng hiệu quả của vaccine dịch tả lợn châu Phi AVAC ASF LIVE của AVAC trong việc bảo vệ đàn lợn, đặc biệt là lợn nái. Chuyến khảo sát này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Philippines, góp phần vào nỗ lực kiểm soát dịch bệnh và phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Theo: https://nhachannuoi.vn
Dịch tả lợn châu Phi đang gây ra nhiều thách thức lớn cho ngành chăn nuôi. Ngoài việc đảm bảo an toàn sinh học, việc sử dụng vắc xin là rất cần thiết để bảo vệ đàn lợn. Vắc xin AVAC ASF LIVE của công ty AVAC đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và thử nghiệm thành công tại nhiều trang trại, đồng thời cũng đã được xuất khẩu sang Philippines, chứng minh hiệu quả của nó. Việc tìm ra vắc xin này không chỉ giúp người chăn nuôi bảo vệ sức khỏe đàn lợn mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế, tạo điều kiện cho họ yên tâm sản xuất.
TS. Bùi Huy Doanh (ảnh), Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Lợn Móng Cái thuần chủng an toàn sau khi tiêm vaccine
- AVAC Việt Nam báo cáo, chia sẻ giải pháp vắc xin tại hội nghị quốc tế về chiến lược kiểm soát dịch tả lợn châu Phi tại Đại học Miyazaki, Nhật Bản
- Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- "Tấm lá chắn" từ vaccine ASF, nữ nông dân thu 800 triệu sau tái đàn lợn, lão nông "chốt" tiêm sau chuyến tham quan
- Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Còn nước còn tát không ngờ vớ được 'bí kíp'
- Nuôi lợn nông hộ có thêm phao nhờ vacxin ASF: Nếu không đi đường mới chỉ còn cách dừng lại
- AVAC TRAO HỌC BỔNG CHO SINH VIÊN KHOA THÚ Y
- TIÊM VẮC XIN DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI AVAC ASF LIVE LIỆU CÓ AN TOÀN? - PHẢN HỒI TỪ NGƯỜI DÙNG
- Đoàn đại biểu Romania đến thăm nhà máy AVAC Việt Nam